Lắp đặt camera giám sát đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong các doanh nghiệp, gia đình, cửa hàng hay các tuyến đường.... Nhằm phòng chống tội phạm, bảo vệ tài sản cũng như con người thông qua hệ thống camera có thể điều hành quản lý mọi hoạt động của một nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp trở nên đơn giản hơn khá nhiều.
Hiện nay, camera ip đang dần thay thế cho các camera analog truyền thống. Vì vậy mô hình camera ip cũng được hình thành, trong bài viết này mình xin chia sẽ tới các bạn về mô hình camera ip để các bạn so sánh với các mô hình trước đây xem có những tính năng ưu việt nào.
Một mô hình camera ip thật ra còn đơn giản hơn so với các camera analog truyền thống trước đây. Bởi đối với hệ thống camera ip bạn đi bằng cáp mạ Rj45 cho nên việc sử dụng các thiết bị như Swicht, Hub.. để chia ra cho từng camera ip. Vì vậy:
- Mô hình lắp đặt camera IP với độ linh hoạt cao, khả năng mở rộng hệ thống một cách dễ dàng với chi phí tối thiểu. Hệ thống linh hoạt, giúp cho vi theo dõi, giám sát từ xa trở nên thuận tiện và dễ dàng. Lắp đặt camera IP tại các vị trí cần theo dõi. Tín hiệu hình ảnh nhận được sẽ được truyền qua Mode và được lưu trữ vào máy tính.
- Từ đó, ta có thể quan sát vị trí cần theo dõi thông qua camera tại bất kì đâu thông qua Internet.
I. Mô hình lắp đặt camera ip.
Để lắp hoàn chỉnh một hệ thống camera ip bạn cần có mô hình lắp đặt camera ip chuẩn xác. Thông qua mô hình bạn biết mình cần chuẩn bị các thiết bị để hoàn thành hệ thống đó.
Một hệ thống camera ip gồm các thiết bị sau:
- Camera ip: Tất nhiên là khi lắp đặt một hệ thống camera ip bạn cần có các camera ip. Hiện tại ở Việt Nam có nhiều phân khúc giá cả cũng như chất lượng của camera IP mà bạn cần nắm rõ để chọn cho mình một loại camera, một hãng camera phù hợp.
- Đầu ghi hình IP: Một điều đặc biệt là đối với mô hình lắp đặt camera ip thì đầu ghi hình camera ip là thiết bị có thể có hoặc không. Bởi mỗi một camera ip đã được tích hợp sẵn một giao diện Web để xem mà không cần đầu ghi như camera analog trước đây. Nhưng để lưu lại hình ảnh thì phải cần đầu ghi hình camera ip. Vì vậy trong mô hình lắp đặt camera ip thường có đầu ghi hình ip.
- Switch hoặc Hub: Các trường hợp bạn sử dụng thiết bị này trong mô hình camera ip đó là số lượng camera ip nhiều hơn số lượng cổng mà mode internet đang có. Hoặc các camera ở từng khu vực khác nhau. Ví dụ 4 camera ở nhà xe, 7 camera ở trong khu cửa hàng với mô hình camera ip như thế thì mỗi khu mình sẽ dùng 1 cái Swicht để chia ra từng camera ip chứ không kéo tất cả dây của camera về modem chính.
- Modem Internet: Tất nhiên là phải có internet thì bạn mới cung cấp cho các camera và đầu ghi được. Đồng thời có internet bạn mới xem camera từ được nhé.
- Màn hình xem camera IP trực tiếp thông qua đầu ghi hình Ip: Với màn hình này thì kết nối trực tiếp đầu ghi để xem camera trực tiếp bằng cổng HDM AV, VGA.
Ngoài ra còn có các thiết bị ngoại vị khác như bàn điều khiển camera, hệ thống loa kết hợp với camera.... Tùy vào yêu cầu của từng khách mà mỗi hệ thống camera có những chức năng khác nhau.
Từ đó mô hình lắp đặt camera ip cũng khác nhau. Một mô hình lắp đặt camera ip tương tự như một bản vẽ để bạn tiến hành lắp đặt cho cả hệ thống mà không thiếu thiết bị gì.
II. Mô hình hệ thống camera ip.
- Khi đã nói đến hệ thống camera thì từ mô hình triển khai đến mô hình lắp đặt đã được hoàn thiện, xét duyệt qua nhiều khâu kiểm tra trước khi đưa vào dùng. Mô hình hệ thống camera ip bao gồm nhiều thiết bị mà mình đã liệt kê ở phía trên.
- Như mình đã nói thì tùy vào từng mô hình hệ thống camera ip mà có những thiết bị khác nhau.
- Mô hình đơn giản thì ít được đề cập nhưng nếu gặp phải mô hình camera ip lớn, số lượng nhiều, tầm ảnh hưởng cả một khu vực thì đó lại là vấn đề cần nghiên cứu giải quyết đưa ra một mô hình hợp lý nhất.
- Tránh việc phát sinh, sai sót trong quá trình lắp đặt. Mình mời bạn xem một mô hình hệ thống camera ip dưới dây.
- Hi vọng sẽ giúp bạn có được thêm hiểu biết về dòng camera hiện đại nhất hiện nay. Một người cần phải có kiến thức cơ bản về internet thì mới có khả năng quản lý, đọc hiểu mô hình hệ thống camera ip này được.
III. Mô hình kết nối camera ip.
Sau khi lên mô hình camera ip, mô hình hệ thống camera ip thì việc cuối cùng là sử dụng các thiết bị cần có trong hệ thống đó để kết nối với nhau tạo thành một khối thống nhất.
Khi xem qua các mô hình trên chắc hẵn các bạn cũng đã hiểu cách kết camera ip là như thế nào rồi.
Đối với camera ip việc kết nối chúng lại có thể nói là đơn giản cũng có thể nói là phức tạp. Vì sao mình lại nói vậy, bởi vì với một mô hình kết nối camera ip bạn cần có kiến thức về mạng, địa chỉ Ip, lớp mạng.
Cho nên nó sẽ dễ dàng đối với những người đã từng làm và trải nghiệm với dòng camera này. Còn nó sẽ trở nên rắc rối nếu đây là lần đầu bạn lắp đặt camera ip.
Với mô hình camera ip bạn cần kết nối chúng bằng dây cáp mạng, cáp quang, hoặc có thể là cáp đồng trục ( cần bộ chuyển đổi ).
Nhưng thông thường dùng cáp mạng và cáp quang là chủ yếu. Cáp quang đối với diện tích rộng lớn.
Mình hi vọng bài viết của mình sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về mô hình camera ip. Một loại camera mà theo mình nghĩ trong vòng vài năm nữa sẽ thay thế toàn bộ cho hệ thống camera analog hiện nay.